Tin tức - Sự kiện

16/01/2020

Không học đại học liệu có thành công?

Nên hay không nên học đại học? Liệu có nên bỏ ngang để đi theo con đường lập nghiệp? Đại học có phải con đường duy nhất để thành công? Hàng tá câu hỏi được đặt ra khi người ta nghĩ về chuyện học đại học, vẫn khiến nhiều người đau đầu suy nghĩ.
Đợt tuyển sinh 2019 vừa qua, tôi có đọc được câu chuyện về bạn trẻ đỗ đại học, nhưng quyết định chọn đi theo con đường khác. Tôi tôn trọng quyết định của bạn ấy và chúc bạn sẽ thành công trên con đường tương lai. Việc không học đại học có nhiều lý do: Vì không đủ khả năng, hoàn cảnh gia đình, hoặc đơn giản là bản thân muốn lập nghiệp sớm. Tuy nhiên, liệu bạn đã hiểu về giá trị thật sự của việc học đại học và sẵn sàng cho một tương lai không có kiến thức đại học hay chưa?

Đại học không phải là con đường duy nhất để thành công?

Trên mạng có khá nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra, những số liệu thống kê hàng năm chỉ ra rằng, tốt nghiệp đại học nhiều cử nhân vẫn thất nghiệp. Vậy liệu rằng bạn học trung cấp, cao đẳng,.. hay thậm chí là không học gì có đảm bảo việc làm hay không?

Các bạn thường nói rằng: “Học đại học không phải là con đường duy nhất để thành công”. Điều đó đúng. Nhưng chưa đủ. Hãy lấy ví dụ về 10 người giàu nhất thế giới hiện nay:

– Bill Gates, Larry Ellision: Bỏ học
– Amancio Ortega, Christy Walson, Liliane Bettencourt: Không học
– Carlos Slim Helu, Jim Walson: Tốt nghiệp đại học
– Warren Buffett, Charles Koch, David Kock: Tốt nghiệp Đại học và Thạc sĩ

Bạn thấy đấy, việc học đại học và thành công vốn dĩ chẳng liên quan gì đến nhau cả. Nhưng để thành công thì bạn phải học, không học ở giảng đường đại học thì tự học trên đường lập nghiệp.

Một vài người bỏ học đại học mà vẫn thành công (như Bill Gates) bởi vì họ là thiên tài. Nhưng đại đa số chúng ta đều không phải là thiên tài. Vì vậy, chúng ta cần phải có kiến thức, có một cái nghề để ổn định cuộc sống sau này.

tuyen-sinh-dai-h0c-chinh-quy-2019-nganh-tai-chinh-ngan-hang1

Khác biệt giữa việc học và không học đại học

Một người bạn đại học của mình đi làm từ rất sớm. Từ kỳ 2 năm nhất đã đi làm phục vụ ở một nhà hàng sang trọng với mức lương khủng. Nhưng vừa học vừa làm không nổi nên bắt đầu giữa năm 2 là bạn ấy nghỉ học để đi làm luôn. Nghe nói là mức lương lúc đó cũng đã 7 triệu/ tháng chưa kể tiền tips. Vào khoảng năm 2012 – 2013 thì đây không phải là một con số nhỏ.

Ra trường 5 năm rồi mới có cơ hội gặp lại. Vì không có khả năng thăng tiến lên quản lý, hơn nữa nhà hàng chỉ giữ những người trẻ nên bạn ấy phải chuyển sang công việc khác. Cũng chẳng có doanh nghiệp nào tuyển người không có bằng cấp, không có kiến thức chuyên môn cả nên cứ mãi làm công việc tay chân, chỉ ước được đi học lại để kiếm cái nghề…

Thế mới thấm có tấm bằng đại học quan trọng như thế nào!

Đừng vì công việc trước mắt mà giới hạn tương lai của mình. Hãy nhìn xa hơn, nghĩ cho cả cuộc đời mình thay vì chỉ vài năm tuổi trẻ ngắn ngủi. Bởi thứ tuổi trẻ cần là học hỏi, là kinh nghiệm chứ không phải là để kiếm tiền. Thậm chí tốt nghiệp rồi một hai năm đầu cứ đi làm nhảy việc và học hỏi kinh nghiệm đi, kể cả làm trái ngành. Hãy nhớ rằng những năm đầu này quan trọng nhất là bạn sẽ học được cái gì, đừng nhất nhất phải tìm một công việc ổn định ngay từ đầu. Khi đã có nền tảng kiến thức vững chắc, cộng thêm kinh nghiệm dồi dào thì mức lương của bạn sẽ cao hơn bây giờ rất nhiều lần.

Lời khuyên cho các bạn muốn đi làm sớm

Vẫn là câu nói: “Học đại học không phải là con đường duy nhất để thành công” Nhưng chắc chắn đó là con đường ngắn nhất. Đại học không chỉ dạy cho bạn kiến thức chuyên ngành, mà đây còn là nơi đào tạo cho bạn khả năng tư duy, làm việc nhóm, làm việc có hệ thống, khả năng tự nghiên cứu… Bạn thấy đấy, những người không học hoặc bỏ học mà vẫn thành công là bởi vì họ có kỹ năng tư duy tốt, bản lĩnh, nắm bắt cơ hội khởi nghiệp. Đại đa số chúng ta đều không phải là “họ”, vì vậy đừng nghĩ rằng cứ bỏ học là sẽ thành công được như “họ”.

tuyen-sinh-nganh-kinh-doanh-thuong-mai

Dưới đây là một vài chia sẻ dành cho các bạn muốn đi làm sớm

Với các bạn có đủ điều kiện học đại học

Trường hợp này bao gồm những bạn đã thi đậu và gia đình có đủ điều kiện tài chính để bạn hoàn thành chương trình đại học. Việc bạn muốn đi làm sớm là rất tốt, giúp bạn tích lũy được nhiều thứ và trưởng thành hơn so với các bạn đồng trang lứa. Khi có ý định đi làm, các bạn hãy nhớ những lưu ý sau:

– Luôn đặt việc học lên hàng đầu

– Xác định mục tiêu rõ ràng: đi làm chỉ là để tích lũy kinh nghiệm, vốn sống và có thêm thu nhập để trang trải

– Nên chọn các công việc Part-time, thời gian đủ linh động để không làm ảnh hưởng đến việc học. Nếu làm công việc liên quan đến ngành học thì càng tốt.

– Đặc biệt: Chỉ bỏ ngang việc học khi cảm thấy ngành học thực sự KHÔNG phù hợp với bản thân.

Vì nếu bỏ ngang giữa chừng, sau này muốn học lại bạn sẽ mất ít nhất 4 năm. Còn nếu bạn đã có 1 bằng đại học, việc chuyển đổi ngành nghề cũng đơn giản hơn vì học văn bằng 2 bạn chỉ mất thêm 1,5 – 2 năm mà thôi.

Với các bạn không/ chưa đủ điều kiện học

Trường hợp này là những bạn không thi đậu đại học hoặc gia đình không đủ điều kiện tài chính để bạn theo học.

– Nên học lên Cao đẳng, Trung cấp hoặc đào tạo Nghề. Quan trọng là có một cái nghề để phục vụ cho tương lai

– Do không có bằng cấp nên chủ yếu sẽ làm công việc tay chân là nhiều. Cần xác định tương lai 5 – 10 năm tới sẽ làm gì? – Chuyển đổi nghề nghiệp như thế nào?

– Nên học thêm một bằng đại học: khi đã 30 tuổi, phải chăm lo cho gia đình, sức khỏe giảm sút, không thể cứ mãi làm công việc chân tay được

Các tin liên quan