Tin tức

26/11/2023

Học luật kinh tế có làm được luật sư hay không?

Một trong những ngành nghề được quan tâm hiện nay là ngành luật kinh tế. Ngành luật kinh tế đối với nhiều bạn có thể vẫn chưa quen thuộc. Nhưng đây là ngành với những vị trí việc làm rất cần thiết trong các doanh nghiệp. Vì thế sinh viên tốt nghiệp ngành này không bao giờ phải lo lắng đến việc không xin được việc làm.
Nhiều bạn thích ngành nghề luật sư nhưng lại cho rằng chỉ có học trường luật với chuyên ngành luật cơ bản mới có thể trở thành luật sư. Vậy, học luật kinh tế có làm được luật sư hay không? Nếu các bạn cần hiểu rõ hơn thì cũng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Học luật kinh tế có làm được luật sư sau khi ra trường hay không?

Câu trả lời của chúng tôi cho câu hỏi này là: bạn hoàn toàn có thể trở thành luật sư sau khi ra trường. Khi học ngành luật kinh tế trong các trường đại học, các bạn sẽ được đào tạo về các quy định, quy tắc, quy chế trong các bộ luật của Nhà nước về lĩnh vực kinh tế. Việc học các kiến thức này khiến các bạn sinh viên có kiến thức về luật rất tốt.

Hơn thế, bạn có thể theo học các khóa học nâng cao hoặc thi chứng chỉ ngành luật. Chỉ cần điều kiện đủ về kiến thức chuyên môn, bằng cấp ngành luật kinh tế và các chứng chỉ cần thiết là bạn hoàn toàn có thể trở thành một luật sư. Những công việc liên quan đến luật pháp mà bạn có thể làm như:

Vị trí chuyên viên pháp chế, pháp lý:

Vị trí này hiện đang có rất nhiều doanh nghiệp cần đến. Vì thế nhiều bạn sinh viên hướng đến ngành này khi ra trường. Trong các hoạt động kinh tế, các doanh nghiệp muốn là đúng quy định thì cần đến sự tư vấn của các nhân viên pháp chế, pháp lý. Chính những chuyên viên này là người giúp cho doanh nghiệp hoạt động đúng luật. Mức lương cho vị trí công việc này rất cao, đặc biệt là khi làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Tư vấn pháp lý hoạt động độc lập:

Một số người sau khi tốt nghiệp ngành luật kinh tế ra trường có thể lập thành các đơn vị hoặc tổ chức độc lập. Các tổ chức hoạt động như các văn phòng luật. Các doanh nghiệp không muốn tuyển vị trí nhân sự cố định để làm chuyên viên pháp lý, có thể tìm đến các tổ chức này để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý ngắn hạn.

Các chuyên viên lập pháp, hành pháp, tư vấn:

Các vị trí công việc này thường công tác trong các cơ quan, tổ chức của nhà nước, tại các tòa án, các văn phòng luật thuộc các bộ, ban, ngành…

Trở thành giảng viên:

Nhiều bạn có học lực tốt và có đam mê với việc nghiên cứu, có thể lựa chọn làm giảng viên hoặc cán bộ nghiên cứu về luật kinh tế. Tuy nhiên, vị trí ngành nghề này đòi hỏi sự chuyên cần và đam mê với việc học tập, nghiên cứu.

Trở thành luật sư:

Sau khi ra trường, bạn có thể học thêm liên thông hoặc thêm các chứng nhận của ngành luật để trở thành luật sư. Trong quá trình học ngành luật kinh tế, bạn đã có được những kiến thức nền tảng về luật trong lĩnh vực kinh tế. Nếu bạn học tốt và có bằng cấp cao, bạn có thể làm việc tại các phòng tư pháp hoặc các tòa án. Thông thường, các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành luật kinh tế, sẽ trở thành những luật sư trong lĩnh vực này.

Theo học ngành luật kinh tế tại trường đại học nào?

Vì nhân sự công tác trong lĩnh vực luật kinh tế hiện không đáp ứng được nhu cầu lao động trên thị trường, nên còn có sự thiếu hụt nhân sự làm trong những lĩnh vực này. Với lý do này, nhiều trường đại học có chương trình đào tạo ngành luật kinh tế. Các trường Đại học lớn, uy tín có đào tạo ngành Luật kinh tế như ĐH Luật, ĐH Thương Mại, ĐH Tài chính-ngân hàng… Có thể bạn còn phân vân khi đứng trước nhiều sự lựa chọn về trường như vậy. Chúng tôi sẽ mách bạn đến tuyển sinh tại Trường ĐH Tài chính ngân hàng Hà Nội (FBU).

FBU là ngôi trường đào tạo ngành luật kinh tế chất lượng trong nhiều năm. Đã có nhiều lớp sinh viên của chúng tôi ra trường và hiện đang công tác tại các tòa án, văn phòng luật, các doanh nghiệp… Chương trình đào tạo của FBU luôn mang đến cho các bạn sinh viên kiến thức chuyên ngành sâu rộng, cùng các kỹ năng tốt. Hơn nữa, bằng cấp do FBU cấp cũng giúp cho các doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm khi tuyển nhân sự.

Để tham gia tuyển sinh và nhập học vào FBU, bạn có thể gọi đến bộ phận tuyển sinh qua số điện thoại

Các tin liên quan