Hot News

30/06/2018

Các câu hỏi thường gặp trong tư vấn tuyển sinh ngành kế toán 2018

Năm 2018 này, bộ phận tư vấn tuyển sinh ngành kế toán của Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội (FBU) đã nhận được rất nhiều câu hỏi khác nhau của các bạn thí sinh về chỉ tiêu, điểm xét tuyển, cơ hội việc làm ngành kế toán sau khi ra trường.

Trong bài viết Các câu hỏi thường gặp trong tư vấn tuyển sinh ngành kế toán 2018”, chúng tôi sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quát và hiểu rõ hơn về ngành kế toán.

1. Kế toán là gì? Ngành kế toán cần học những gì?

Bạn muốn học ngành Kế toán thì trước tiên cần phải hiểu rõ Kế toán là gì?

Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân…Đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Từ quản lý ở phạm vi từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế.

Kế toán gồm hai bộ phận chính: Kế toán quản trị và kế toán tài chính.

Kế toán tài chính tập trung vào các nhu cầu cụ thể của những người bên ngoài doanh nghiệp, chẳng hạn như các cổ đông, nhà cung cấp hàng hóa, ngân hàng cho vay và các cơ quan quản lý nhà nước.

Kế toán quản trị chỉ nhằm để phục vụ cho những người ra quyết định bên trong công ty, như các nhà quản trị cấp cao, các phòng ban, hiệu trưởng hay trưởng khoa các trường đại học, ban giám đốc bệnh viện và các cấp quản lý trong nội bộ tổ chức.

cac-cau-hoi-thuong-gap-trong-tu-van-tuyen-sinh-nganh-ke-toan-2018

2. Ngành kế toán cần học những gì?

Sinh viên Kế toán sẽ được cung cấp kiến thức về khung pháp lý của kế toán kiểm toán, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế; các quy định về đạo đức nghề nghiệp của kế toán kiểm toán; kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kế toán: tính phí, làm dự toán, phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu theo sát các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài các kiến thức nên tảng, tổng quan sinh viên học ngành kế toán còn được trang bị kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian…
Các môn học phục vụ đắc lực cho nghề nghiệp: Nhập môn tài chính tiền tệ, Nguyên lý kế toán, Ứng dụng tin học trong kinh doanh, Phân tích báo cáo tài chính, Lập và trình bày báo cáo tài chính, Thuế, Kế toán công ty chứng khoán,…

3. Nên học ngành kế toán ở trường nào?

Không dễ để chọn một trường học tương xứng với sở thích, năng lực và điều kiện gia đình. Vì vậy, các bạn cần được tư vấn, định hướng rõ ràng trước khi quyết định gắn bó lâu dài với một môi trường đào tạo.

Trước hết, bản thân thí sinh nên tự xây dựng danh sách các trường có tuyển sinh ngành Kế toán bằng những thông tin mình tìm kiếm được. Sau đó xem xét môi trường học tập, cách thức thi tuyển ra sao?  Còn nếu xét tuyển thì xét tuyển như thế nào?. Chính thí sinh mới là người biết đích xác năng lực của mình đến đâu, từ đó đối sánh học ngành Kế toán ở đâu thì phù hợp với bản thân.

cac-cau-hoi-thuong-gap-trong-tu-van-tuyen-sinh-nganh-ke-toan-2018

Hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo ngành Kế toán. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng đào tạo ngành Kế toán chất lượng, chuyên sâu. Do đó, bạn cần tham khảo thông tin đa chiều để lựa chọn được trường học phù hợp.

Tại trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội (FBU), khi học ngành kế toán, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết và phát huy tối đa những tố chất mà một kế toán giỏi cần sở hữu. Đặc biệt, song song với đào tạo kiến thức chuyên môn, tiếng Anh và kỹ năng mềm luôn được nhà trường chú trọng bồi dưỡng.

Đây chính là lợi thế cạnh tranh hàng đầu giúp cho sinh viên dễ dàng tiếp cận những đầu việc hấp dẫn, trở nên nổi trội hơn trong nền kinh tế hội nhập quốc tế như hiện nay.

4. Ngành kế toán xét tuyển những môn học nào? Các điều kiện xét tuyển là gì? Điểm xét tuyển ngành kế toán là bao nhiêu?

Mỗi trường sẽ có những cơ chế xét tuyển, mức điểm trúng tuyển khác nhau. Đối với trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội (FBU), xét tuyển ngành Kế toán với 4 tổ hợp môn: Toán – Lý – Hóa; Toán – Lý – Anh; Toán – Văn – Anh; Toán – Văn – Địa.

Các điều kiện xét tuyển như sau:

–  Xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia: Theo Quy chế tuyển sinh Đại học năm 2018 của Bộ GDĐT. Điểm xét tuyển vào trường là từ 15,5 điểm trở lên.

– Xét tuyển từ kết quả học THPT (xét học bạ):
+ Tốt nghiệp THPT

+ Hạnh kiểm xếp loại Khá trở lên

+ Điểm xét tuyển: Tổng bình quân 6 học kỳ của 3 môn đăng ký xét tuyển tổ hợp  + điểm ưu tiên theo quy định của Bộ GDĐT từ 18 điểm trở lên; điểm bình quân 6 học kỳ môn Toán từ 6.0 điểm trở lên.

5. Chỉ tiêu xét tuyển ngành kế toán

Căn cứ theo kế hoạch đào tạo từng năm, mỗi trường sẽ có mức chỉ tiêu tuyển sinh khác nhau. Tại FBU, dự kiến tổng chỉ tiêu tuyển sinh ngành kế toán năm 2018 là 300. Trong đó, 210 chỉ tiêu Xét tuyển lấy từ kết quả kỳ thi THPT Quốc gia và 90 chỉ tiêu Xét tuyển từ kết quả học THPT.

Chi tiết tại: https://fbu.edu.vn/tuyensinh/de-tuyen-sinh-2018/

6. Có nên học ngành kế toán không? học kế toán ra trường có dễ xin việc không?

Đây là câu hỏi mà nhiều bạn thí sinh băn khoăn nhất. Ai trong chúng ta đi học đều mong muốn mai này có được một công việc ổn định phù hợp với đam mê. Bên cạnh đó, sinh viên trong quá trình học tập hay khi sắp ra trường vẫn có nhiều thiếu biết hiểu biết và thắc mắc về ngành kế toán. Sự giải đáp những thắc mắc này giúp các bạn có thể hiểu rõ thêm về ngành kế toán.

Ngành kế toán được đánh giá là một trong những ngành hot nhất hiện nay. Ngày nay, các công ty, doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều. Doanh nghiệp dù ở quy mô hoạt động như thế nào đều cần có bộ phận kế toán. Đây là bộ phận không thể thiếu, được mệnh danh là cánh tay đắc lực trong hoạt động tài chính. Việc sở hữu một bộ máy kế toán mạnh, sổ sách kế toán rõ ràng, phân tích thấu đáo sẽ giúp cho người điều hành đưa ra các quyết định kinh doanh đạt hiệu quả hơn.
Những bạn có tính cẩn thận, trung thực, làm việc với sự kỹ lưỡng, tính toán giỏi và tinh thần trách nhiệm cao với công việc sẽ dễ dàng thành công trong lĩnh vực kế toán.

cac-cau-hoi-thuong-gap-trong-tu-van-tuyen-sinh-nganh-ke-toan-2018

Với mong muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, việc làm ổn định và mức lương hấp dẫn thì ngành Kế toán chính là nơi để các bạn gửi gắm tương lai.

Theo thống kê, cuối năm 2017, tổng số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động trên phạm vi cả nước ước tính là 561 064 doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp thành lập càng nhiều dẫn đến các hoạt động liên kết với nước ngoài ngày càng tăng nhanh, điều này đánh dấu cơ hội làm việc của ngành Kế toán vô cùng lớn và đa dạng. Mỗi doanh nghiệp luôn cần từ 2 đến 6 kế toán viên, phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Như vậy, cơ hội việc làm của ngành Kế toán vô cùng đa dạng và tiềm năng.

7. Học kế toán ra trường sẽ làm nghề gì?

Tốt nghiệp ngành Kế toán, người học dễ dàng chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn cùng môi trường làm việc luôn mới mẻ với các vị trí:
– Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính
– Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ
– Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính
– Nghiên cứu, Giảng viên, Thanh tra kinh tế…

Chi tiết tại: Tư vấn tuyển sinh ngành Kế toán – Học kế toán ra trường làm gì?

Như vậy, những băn khoăn như:  “Có nên học ngành kế toán không? Ngành kế toán xét tuyển những môn nào? Ngành kế toán lấy bao nhiêu điểm? Nên học ngành kế toán ở trường nào?  Học ngành Kế toán ra trường có dễ xin việc không?” là những câu hỏi thường gặp trong đợt tư vấn tuyển sinh năm 2018. Hi vọng với những thông tin  mà chúng tôi chia sẻ trên đây, phần nào đã giải đáp được thắc mắc của các bạn về ngành kế toán.

Bộ phận tư vấn tuyển sinh ngành kế toán của FBU rất vui được chia sẻ thông tin và giải đáp thắc mắc cho các học sinh và sinh viên. Nếu bạn đang có bất kỳ băn khoăn nào về tư vấn tuyển sinh hãy gọi cho hotline của chúng tôi: 0243.793.1430/ 0246.295.6783. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn cho bạn những thông tin hữu ích để bạn lựa chọn được ngành học, trường học phù hợp nhất !

>>Có thể bạn quan tâm:  

Tư vấn tuyển sinh chuyên ngành Kế toán: Phân biệt chuyên ngành kiểm toán và kế toán

Nên học thạc sĩ chuyên ngành Kế toán ở trường nào tốn ít chi phí mà hiệu quả?

 

 

Các tin liên quan