Các khoa

25/07/2017

Khoa Tài chính – Ngân hàng

– Họ tên: NGUYỄN THỊ LIÊN

– Chức vụ: Trưởng Khoa 

– Học vị: PGS. Tiến sĩ

– Điện thoại: 0913 588 244

Khái quát về khoa :

Khoa Tài chính – Ngân hàng của Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội ra đời cùng với việc thành lập Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội theo quyết định số 2336/QĐ-TTg, ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. Khoa Tài chính – Ngân hàng là một trong những khoa chủ chốt của trường

Chức năng :

Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tổ chức, quản lý quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế (nếu có) theo các quy chế tương ứng. Phát triển nguồn nhân lực, quản lý công tác chuyên môn và quản lý sinh viên trong khoa.

Khoa Tài chính – Ngân hàng Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội có chức năng tổ chức và thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về lĩnh vực tài chính – ngân hàng trong khuôn khổ quy chế của Trường.

Nhiệm vụ :

– Tổ chức quản lý và phát triển nguồn nhân lực Khoa

Xây dựng định hướng và kế hoạch phát triển các bộ môn trực thuộc, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên của Khoa; Quản lý khối lượng và chất lượng công việc của cán bộ quản lý và giảng viên của Khoa.

– Đào tạo

  Phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo xây dựng chương trình đào tạo, kế hoach agiảng dạy, học tập và tổ chức quá trình đào tạo các chuyên ngành thuộc khoa quản lí; tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường;  Phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo trong việc kiểm định, đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên cơ hữu và thình giảng do Khoa quản lý; Quản lý nội dung, phương pháp, chất lượng đào tạo.

– Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

  Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác quốc tế; phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội;  Tổ chức và hướng dẫn công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên ;  Tổ chức hội nghị, hội thảo, báo cáo chuyên đề, sinh hoạt khoa học: đối với cán bộ, giáo viên, đối với sinh viên; Quản lý nội dung, chất lượng nghiên cứu khoa học và công nghệ do Khoa tiến hành.

–  Công tác sinh viên

  Chủ trì, phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo, Đoàn TN, Hội SV Khoa  và đơn vị liên quan quản lý, đánh giá tình hình và kết quả rèn luyện các mặt của sinh viên;  Hướng dẫn, giúp sinh viên tổ chức tham gia các phong trào hoạt động ngoại khóa nhằm tạo sân chơi lành mạnh để hỗ trợ học tập và góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho sinh viên.

Tổ chức của Khoa

        Khoa có 2 bộ môn:

  1. B môn Tài chính :
  2. B môn Ngân hàng :

Khoa Tài chính-Ngân hàng: Đảm nhận giảng dạy và nghiên cứu khoa học về các học phần về lý luận và nghiệp vụ Tài chính – Ngân hàng như Lý thuyết tài chính-tiền tệ,Tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng thương mại, Tài chính công, Thuế, Bảo hiểm, Hải quan, Thị trường chứng khoán, Định giá tài sản, v.v.

Các ngành đào tạo thuộc khoa :

Trước mắt, khoa Tài chính – Ngân hàng đào tạo 2 chuyên ngành:

 – Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp:

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo Cử nhân, chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe và trình độ chuyên môn tốt đáp ứng các yêu cầu công tác trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau liên quan đến hoạt động tài chính và quản trị tài chinh tại các loại hình doanh nghiệp, các tổng công ty , tập đoàn kinh tế và các công ty tài chính, ngân hang thương mại, quỹ đầu tư, các cơ quan quản lý của Nhà nước, các tổ chức xã hội ở Trung ương và địa phương  Đồng thời sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này cũng có thể đảm nhiệm những công việc nghiên cứu, giảng dạy ở các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu về kinh tế – tài chính.

– Chuyên ngành Ngân hàng:

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo Cử nhân, chuyên ngành Ngân hàng có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe và trình độ chuyên môn tốt.Cử nhân chuyên ngành Ngân hàng có thể làm việc tại các Ngân hàng thương mại (kể cả các ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Chính sách, các quỹ tín dụng nhân dân, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, các quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác. Ngoài ra, cử nhân chuyên ngành Ngân hàng có thể đảm nhận các công việc chuyên môn tại Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan quản lí Nhà nước về ngân hàng hoặc làm công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng , các viện nghiên cứu

Các môn học thuộc khoa đảm nhiệm :

– Lý thuyết tài chính- tiền tệ

– Thị trường tài chính

-Tài chính quốc tế

– Quản lí tài chính công

– Thuế

– Hải quan

– Tài chính doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp 1, TCDN 2, TCDN 3

– Tài chính công ty đa quốc gia

– Bảo hiểm

– Đầu tư tài chính

– Phân tích tài chính doanh nghiệp

– Định giá tài sản

– Kinh doanh bất động sản

– Công cụ tài chính phái sinh

– Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại 1

– Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại 2

– Thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại

– Thẩm định tín dụng

– Kinh doanh ngoại hối

– Kế toán Ngân hàng thương mại

– Ngân hàng Trung ương.

 

Các tin liên quan