Tin tức - Sự kiện

16/06/2019

Vì sao ngành luật lại “thu hút” các bạn sinh viên

Sinh viên sau khi tốt nghiệp đều mong muốn tìm được một công việc ổn định. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn nghĩ đến việc sinh viên ra trường bước ra khỏi cánh cửa đại học rơi vào tình trạng thất nghiệp vì cầu không đủ cung hay những sinh viên ra trường phải đi làm trái ngành, trái nghề?

Người ta nói rằng: ” Nếu nói kinh tế là 1 cuộc chơi thì Luật là qui tắc của cuộc chơi đó” nên đối với ngành Luật, chỉ cần bạn năng nổ và yêu thích, Luật sẽ là cơ hội để bạn có rất nhiều công việc cho bạn lựa chọn. Dưới đây là các lý do mà bạn trẻ nên học ngành Luật.

Cơ hội tìm việc làm

Rất nhiều nghề cần đến kiến thức pháp luật và rất nhiều cơ quan, tổ chức cần đến những người có kiến thức pháp luật. Nhất là khi vai trò của pháp luật ngày càng được đề cao trong một xã hội dân chủ, văn minh. Ở nhiều công ty lớn của nước ngoài, dù bạn là người thừa kế duy nhất của Chủ tịch công ty, để nhận “ngôi vị” Chủ tịch, bạn cũng phải có bằng kinh tế và bằng luật.

Mặt khác, với nghề luật, khả năng lựa chọn địa bàn công tác cũng rất rộng. Bạn có thể chọn nơi làm việc phù hợp trên tất cả các địa phương trong toàn quốc. Nếu không muốn trở thành công chức nhà nước thì các bạn có thể làm việc trong các doanh nghiệp hoặc hành nghề luật sư.

Dao tao nganh luat kinh te la hoc nhung gi 1

 Được xã hội coi trọng

Nghề luật có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống và được xã hội coi trọng. Những người làm nghề luật đang hàng ngày, hàng giờ thầm lặng góp phần bảo vệ lẽ phải, công bằng xã hội. Khi trưởng thành chúng ta nhận thức đúng đắn về một sự thật rằng chỉ có tuân thủ pháp luật và hiểu biết pháp luật thì mới có đủ khả năng bảo vệ bản thân, có thể dùng vốn hiểu biết của mình để bảo vệ, ” bào chữa” cho những người thân của mình.

Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước đang đi những bước đầu tiên trên con đường hội nhập, mức độ phát triển của nền kinh tế còn chưa đạt được kỳ vọng vì nhiều lý do khác nhau, Luật sư và đội ngũ cố vấn pháp lý trong các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đang khá phát triển vì vậy vị thế của Luật sư và người làm công tác pháp luật đang rất được đề cao và có giá trị, nhất là đội ngũ luật sư, tư vấn pháp lý có chuyên môn, năng lực.

Có thu nhập tốt

Sau khi tốt nghiệp trong khối ngành nghề hoạt động về luật, nếu làm việc trong các cơ quan Tư Pháp, các bạn sẽ được hưởng chế độ lương thưởng của Nhà nước.

Đối với công việc hoạt động tự do như luật sư, công chứng thì đa dạng hơn và thu nhập dựa theo năng lực, trình độ của từng người. Nhưng các bạn có biết không, đối với người học luật kinh tế, làm việc tại các doanh nghiệp thì ngoài lương cơ bản còn được hưởng lương doanh thu.

nganh luat kinh te phat trien trong tuong lai 2

Muốn chọn Luật, muốn đồng hành cùng nó thì hãy gạt phăng những ý nghĩ sau đây:

– Nếu không giỏi học thuộc lòng, sao làm được nghề luật!

Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Mặc dù đây là một ngành khoa học xã hội nhưng nghề luật đòi hỏi người làm nghề luật phải nắm vững các quy định pháp luật phải có tư duy rõ ràng, rành mạch, chính xác, tác phong làm việc khoa học. Học luật không có nghĩa là phải nhớ số điều luật hay nội dung nguyên văn của điều luật đó mà phải biết tuân thủ theo những quy định của pháp luật và biết đánh giá đúng mối quan hệ xem phù hợp hay chưa phù hợp, đây là một cái nhìn khách quan mà chỉ có những người học luật mới có thể đánh giá được. Bởi nếu đơn giản chỉ cần học thuộc lòng có lẽ một con rô bốt có thể làm nghề tốt hơn bất cứ ai.

– Nghề luật, quá máy móc và ít sáng tạo

Chúng ta dễ dàng nhận ra rằng pháp luật chỉ có một còn cuộc sống thì muôn hình, muôn vẻ. Liệu có khuôn mẫu nào phù hợp với mọi thứ không?

Văn bản pháp luật là cứng nhắc nhưng việc áp dụng các quy định lại luôn cần phải mềm dẻo và linh hoạt, vừa có lý vừa có tính, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

– Học luật chỉ có những lý thuyết khô khan và ít tình cảm

Công việc của một luật gia bắt buộc bạn thường xuyên tiếp xúc với những bất công trong xã hội, gặp gỡ với rất nhiều hạng người trong xã hội và cả những nỗi đau của con người. Có bạn cho rằng học luật là để lách luật. Đúng là khi chúng ta biết luật thì chúng ta sẽ tìm ra cách biến hóa nó đi, nhưng với tâm lý của nghề luật thì học luật là để thực thi pháp luật.

Làm nghề luật nếu không đồng cảm với những đau khổ, những bất công mà người khác phải gánh chịu thì không thể thấu hiểu được nguyên nhân, không lý giải được bản chất của sự việc. Vui buồn của người làm nghề luật gắn liền vui buồn của người khác.

– Rất khó xin việc

Tại sao, hàng năm, rất nhiều sinh viên luật ra trường vẫn chưa tìm được việc làm? Vậy ngành luật liệu có khó tìm việc như người ta vẫn nghĩ?

Một nguyên nhân quan trọng trong nhiều nguyên nhân đó là: không phải tất cả các cử nhân luật đều đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, của công việc đặt ra. Nếu bạn dám ước mơ, hãy nuôi lớn ước mơ của mình bằng những nỗ lực và cố gắng thực sự. Tin rằng bạn sẽ thành công.

Nếu bạn đang có niềm đam mê và yêu thích ngành nghề này. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không quyết định cho bản thân, một quyết định có thể làm thay đổi cuộc đời bạn.

Các tin liên quan