Các hoạt động

14/11/2022

Tọa đàm đổi mới chương trình đào tạo Ngành Luật Kinh Tế Trường ĐH Tài Chính – Ngân Hàng HN

Sáng ngày 12/11/2022, tại hội trường tầng 9, cơ sở 3 Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội, Viện Pháp luật Kinh tế đã tổ chức tọa đàm đổi mới chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh CMCN 4.0.

Toàn cảnh buổi tọa đàm

Tham dự buổi tọa đàm về phía khách mời doanh nghiệp và cơ quan nhà nước có: Ths. Đinh Ngọc Dương – P.Viện trưởng phụ trách Viện Kinh tế và Pháp luật quốc tế, Ông Đỗ Mạnh Cường – TGĐ Công ty TNHH Bắc Hà, Kinh Bắc, Ths. Trương Văn Bình – Trưởng ban pháp chế CTCP FECON; TS. Đào Mạnh Hoàn – Bộ Nội Vụ, , Ths. Trần Anh Tuấn – Bộ Tài chính; Về phía GV thỉnh giảng có: Ths. Lê Thị Thu Mai –  Cty Luật TNHH Đào Ngọc Lý, Ths. Lưu Thị Tuyết – Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư; Về phía nhà trường có TS. Nguyễn Đình Hợi – P.Trưởng Phòng QLKH, TS. Nguyễn Thị Thu Vân – P.Viện trưởng điều hành Viện PLKT, Ths. Phạm Hồng Phượng – P.Trưởng Khoa ngoại ngữ, Ths. Nguyễn Thị Thu Hương – P.Viện trưởng Viện PLKT, Ths. Vũ Thị Toán – Trưởng bộ môn PL cơ bản, cùng toàn thể GV và cán bộ văn phòng Viện cùng tham dự.

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đổi mới phương pháp và chương trình đào tạo đang được coi là vấn đề cấp bách, thực hiện bước chuyển đổi từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, hình thành phẩm chất và phát huy tối đa tiềm năng người học phù hợp với thời đại 4.0. Đổi mới chương trình đào tạo là hoạt động thường xuyên, liên tục và cần thiết tại các trường đại học. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong tình hình mới và dựa trên kết quả khảo sát các bên liên quan về chương trình đào tạo, TS. Nguyễn Thị Thu Vân – P.Viện trưởng điều hành Viện PLKT đã trình bày trước buổi tọa đàm dự thảo chương trình đào tạo chuyên ngành Luật kinh tế.

Nguyễn Thị Thu Vân – P.Viện trưởng điều hành Viện PLKT trình bày dự thảo chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế

Sau khi nghe dự thảo chương trình đào tạo, đã có nhiều ý kiến đóng góp. Trong đó, dưới góc độ của nhà tuyển dụng, các đại biểu Doanh nghiệp đều mong muốn sinh viên sau khi ra trường không chỉ có kiến thức căn bản mà phải đáp ứng cả các kỹ năng mềm và đề xuất bổ sung thêm các học phần rèn luyện kỹ năng cho sinh viên, đồng thời nâng cao vấn đề thực tập cho sinh viên để sinh viên tiếp cận sớm với môi trường lao động.

Ths. Đinh Ngọc Dương – P.Viện trưởng phụ trách Viện Kinh tế và Pháp luật quốc tế phát biểu tại tọa đàm

Ths. Trương Văn Bình – Trưởng ban pháp chế CTCP FECON phát biểu tại tọa đàm

Ông Đỗ Mạnh Cường – TGĐ Công ty TNHH Bắc Hà, Kinh Bắc phát biểu tại tọa đàm

Dưới góc độ là các giảng viên công tác lâu năm tại nhiều đơn vị, trường học, các giảng viên thỉnh giảng ngoài việc góp ý về đào tạo thêm các kỹ năng cho sinh viên, cũng đề xuất khung chương trình nên giảm bớt thời lượng một số học phần về kinh tế tài chính thay vào đó bổ sung một số học phần chuyên ngành đáp ứng điều kiện kinh tế xã hội của thời đại 4.0 như: Pháp luật đấu thầu, đấu giá; Luật chứng khoán, thị trường chứng khoán; Tư duy pháp lý, Kinh doanh thương mạị..vv..

Ths. Lưu Thị Tuyết – Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư phát biểu tại tòa đàm

Ths. Lê Thị Thu Mai –  Cty Luật TNHH Đào Ngọc Lý phát biểu tại tòa đàm

Cũng tại buổi tọa đàm, đại diện các phòng ban của Trường cũng đưa ra những ý kiến đóng góp cho nội dung chương trình đào tạo và đề xuất thêm các học phần về đạo đức nghề nghiệp, phòng chống tội phạm công nghệ cao và chú trọng vào thực tập chuyên môn cho sinh viên cuối khóa.

TS.Nguyễn Đình Hợi – P.Trưởng Phòng QLKH phát biểu tại tọa đàm

Ths. Phạm Hồng Phượng – P.Trưởng khoa ngoại ngữ phát biểu tại tọa đàm

Kết thúc tọa đàm, TS. Nguyễn Thị Thu Vân gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các đại biểu tham dự. Thông qua buổi tọa đàm, Viện Pháp luật Kinh tế ghi nhận các ý kiến đóng góp thiết thực từ các khách mời, đại biểu và trong thời gian tới sẽ tiếp tục tiến hành điều chỉnh, đổi mới khung chương trình để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu tuyển dụng trong xu thế phát triển truyền thông thế hệ mới hiện nay.

Vũ Diệu Quỳnh

Viện Pháp luật Kinh tế Trường ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội

Các tin liên quan