Tin tức - Sự kiện

20/01/2020

Học ngành luật ra trường làm gì?

Trong mùa tuyển sinh 2020, ngành Luật là một trong những ngành học được nhiều thí sinh quan tâm hơn cả. Đây là ngành học “hot” với cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Vậy “Học ngành luật ra trường làm gì?”, trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này. Hy vọng, những thông tin dưới đây không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Luật, đặc biệt là các bạn sẽ tìm cho mình những ngành nghề phù hợp trong tương lai.

Ngành Luật là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Ngành luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Trong đó có các lĩnh vực chính như: thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên hoặc chuyên viên pháp lý.

Đối với trình độ Đại học, ngành Luật thường được phân thành các chuyên ngành như: Luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật kinh tế, Luật Đất đai,… Theo học ngành Luật tùy vào mỗi chuyên ngành sinh viên sẽ được trang bị kiến thức khác nhau, ví dụ: Luật Dân sự ngoài những kiến thức pháp luật chung, sinh viên khoa luật Dân sự còn được trang bị những kỹ năng về các quan hệ pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình; đường lối xử lý các quan hệ ấy khi có vi phạm hay tranh chấp và các căn cứ áp dụng hoặc Luật Hành chính: Sinh viên được cung cấp thêm những ý kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật, về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, về công chứng và luật sư, về cải cách nền hành chính.

Dao tao nganh luat kinh te la hoc nhung gi 2

Học ngành Luật ra trường làm gì?

Sinh viên thường nghĩ rằng học ngành Luật ra trường chỉ làm luật sư và làm việc trong các tòa án hoặc các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, ngoài việc trở thành Luật sư ra chúng ta có thể công tác trong ngành công an hoặc làm việc trong các công ty Luật, tư vấn Luật, làm nhà báo…

Theo thống kê, sự thiếu hụt nhân lực ngành Luật tại các công ty và các doanh nghiệp khi nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng nhằm cảnh báo, phát hiện sớm các rủi ro để giúp các công ty và doanh nghiệp giảm bớt thiệt hại, đồng thời có những hiến kế thích hợp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, có những lĩnh vực mới và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng, đón đầu các dòng đầu tư vốn nước ngoài, không cần phải tham gia tranh trụng tại tòa, hiện nay thiếu nhiều về nhân lực có trình độ và có ngoại ngữ bao gồm luật sở hữu trí tuệ, luật kinh doanh thương mại kinh tế, luật đầu tư, luật thương mại quốc tế,… đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành Luật.

Thêm vào đó, làm việc trong ngành Luật cũng đồng nghĩa với việc bạn có rất nhiều cơ hội để tự khẳng định bản thân, phát triển khả năng độc lập. Một trong những xu hướng được ưu tiên lựa chọn hiện nay chính là thành lập văn phòng luật sư của riêng mình.

Tại Đại học tài chính – ngân hàng Hà Nội (FBU) – một trong những trường Đại học uy tín đào tạo ngành Luật, sinh viên được đặc biệt chú trọng đào tạo kỹ năng tiếng Anh để có thể phát triển tiềm năng nghề nghiệp và hội nhập quốc tế. Ngoài ra, sinh viên ngành Luật tại FBU còn được trang bị kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,… để có thể tự tin làm việc và khẳng định bản thân trong nền kinh tế hiện đại.

hoc nganh luat kinh te o dau chat luong

Với những chia sẻ ở trên thì câu hỏi: “Học ngành luật ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Luật không, ngành Luật xét tuyển những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Luật khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành Luật,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Luật và trở thành một Luật sư thành công trong tương lai.

Các tin liên quan