Tin tức - Sự kiện

02/12/2022

Đào tạo ngành luật kinh tế

Đối với nền kinh tế hiện đại như hiện nay thì ngành luật kinh tế là một trong những ngành không thể thiếu. Chính vì vậy mà ngành học này đang được rất nhiều các bạn sinh viên theo đuổi và lựa chọn. Tuy nhiên đâu là ngôi trường đào tạo ngành luật kinh tế uy tín, chất lượng thì không phải ai cũng biết bởi hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành học này. Vậy cùng chúng tôi đi tìm ngôi trường đào tạo uy tín, chất lượng cho ngành học này ngay bây giờ nhé!

Ngành luật kinh tế học những gì?

Là sinh viên ngành Luật kinh tế  bạn sẽ được trang bị, cung cấp những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, đặc biệt là pháp luật trong kinh doanh. Bên cạnh đó bạn còn được nghiên cứu về thực tiễn pháp lý, cũng như học cách xử lý những vấn đề pháp lý có thể xảy ra trong thực tế của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Khi theo học ngành luật kinh tế bạn sẽ được học một số môn học then chốt như:

+ Pháp luật về doanh nghiệp.

+  Luật thương mại

+ Luật sở hữu trí tuệ

+ Luật cạnh tranh

+ Thủ tục đăng ký doanh nghiệp

+ Thủ tục đầu tư

+ Xử lý, giải quyết những vấn đề tranh chấp kinh doanh

+  Pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản

+ Luật đầu tư…

Các khối thi ngành Luật kinh tế

Các khối thi, xét tuyển ngành Luật kinh tế gồm có:

+ Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)

+ Khối A01 (Toán, Lý, Anh)

+ Khối C00 (Văn, Sử, Địa)

+ Khối D01 (Toán, Anh, Văn)

Ngoài ra còn tuỳ theo yêu cầu của một số trường mà các bạn có thể lựa chọn các khối khác như:

+ Khối A04 (Toán, Lý, Địa)

+ Khối A08 (Toán, Sử, GDCD)

+ Khối A09 (Toán, Địa, GDCD)

+ Khối C01 (Văn, Toán, Lý)

+ Khối C02 (Toán, Hóa, Văn)

+ Khối C03 (Văn, Toán, Sử)

+ Khối C04 (Toán, Văn, Địa)

+ Khối C05 (Văn, Lý, Hóa)

+ Khối C14 (Toán, Văn, GDCD)

+ Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)

+ Khối C19 (Văn, Sử, GDCD)

+ Khối C20 (Văn, Địa, GDCD)

+ Khối D02 (Văn, Toán, tiếng Nga)

+ Khối D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp)

+ Khối D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh)

+ Khối D14 (Văn, Sử, Anh)

+ Khối D15 (Văn, Địa, Anh)

+ Khối D66 (Văn, Anh, GDCD)

+ Khối D84 (Toán, Anh, GDCD)

+ Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)

+ Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)

Cơ hội việc làm dành cho sinh viên học ngành luật kinh tế sau khi tốt nghiệp

Sau tốt nghiệp ngành luật kinh tế bạn có thể làm rất nhiều công việc khác nhau như:

– Chuyên viên tư vấn pháp luật

– Chuyên viên lập pháp

 – Chuyên viên hành pháp

– Chuyên viên tư pháp;

– Chuyên viên tư vấn pháp lý

– Chuyên viên phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh, các hoạt động kinh doanh.

– Luật sư

– Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư;

– Giảng viên tại các trường đại học ngành luật kinh tế.

Với những công việc như trên, bạn có thể lựa chọn làm tại các đơn vị như:

– Các công ty, doanh nghiệp

– Cơ quan nhà nước các cấp;

– Tòa án nhân dân hay các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý…

Đâu là trường đại học tốt để theo học chuyên ngành luật kinh tế?

Từ lâu Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội FBU đã được rất nhiều người biết đến là một cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng hàng đầu hiện nay về kinh tế.

Tại FBU có:

– Cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập, nghiên cứu và rèn luyện của sinh viên.

– Đội ngũ giáo viên, giảng viên có trình độ chuyên môn cao và tâm huyết với nghề.

– Liên kết chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp và tập đoàn lớn nhằm giúp sinh viên có cơ hội học tập thực tế, rèn luyện các kỹ năng một cách toàn diện.

Đã có rất nhiều luật sư, chuyên viên lập pháp, hành pháp, hiến pháp… giỏi được đào tạo tại FBU. Chính vì vậy FBU xứng đáng là một ngôi trường để mọi sinh viên có nhu cầu học chuyên ngành luật kinh tế lựa chọn.

Hy vọng với những chia sẻ trên có thể giúp bạn tìm được một ngôi trường đào tạo ngành luật kinh tế chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng. Để được nắm rõ được tình hình tuyển sinh của FBU nói chung và tuyển sinh ngành luật kinh tế tại FBU nói riêng hãy liên hệ trực tiếp với nhà trường qua địa chỉ sau: TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI.

Các tin liên quan