Tư vấn tuyển sinh chuyên ngành Kế toán sẽ giúp các bạn học sinh phân biệt một cách rõ ràng giữa hai ngành học Kiểm toán và kế toán để có sự lựa chọn cụ thể cho kỳ tuyển sinh đại học năm 2018.
Nếu chưa trải qua thực tế nhiều học sinh sẽ nhầm tưởng nghiệp vụ kế toán và kiểm toán là một. Nhưng để lựa chọn được ngành học cho phù hợp với sức học và đặc biệt là công việc sau khi ra trường các bạn học sinh cần hiểu rõ và phân biệt được hai khái niệm này.
Trước khi đi vào phân tích sự khác biệt bộ phận tư vấn tuyển sinh trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội sẽ nêu chi tiết phần định nghĩa của hai nghiệp vụ này để các bạn học sinh nắm được sơ lược.
Định nghĩa về kế toán và kiểm toán
– Kế toán là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp.
– Kiểm toán là một hoạt động kiểm tra đặc biệt nhằm xác minh tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính của các tổ chức, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, bảo đảm việc tuân thủ các chuẩn mực và các quy định hiện hành.
Sự khác biệt giữa kế toán và kiểm toán
Từ khái niệm trên các bạn học sinh có thể thấy rõ sự khác biệt của hai hoạt động trên cụ thể như sau:
– Kế toán là đi từ cái chi tiết đến tổng hợp (qui trình xử lý xuôi các con số) còn kiểm toán thì bắt đầu từ những cái tổng hợp mà kế toán cung cấp để đi đến cái chi tiết để xác minh những thứ mà kế toán cung cấp (qui trình xử lý ngược các con số).
– Kế toán làm ra số liệu, kiểm toán kiểm tra tính chính xác, trung thực của số liệu đó và đưa ra ý kiến, kiến nghị để điều chỉnh giúp hệ thống kiểm soát nội bộ của kế toán được cải thiện hơn.
– Báo cáo kế toán nếu đi kèm cùng báo cáo kiểm toán thì được tin tưởng hơn nhưng một báo cáo kế toán không bao giờ phản ánh chính xác tình hình tài chính của một công ty. Kiểm toán chỉ dựa trên số liệu của kế toán nên cũng chỉ tương đối thôi.
Sự giống nhau về kế toán và kiểm toán
Nghiệp vụ kế toán và kiểm toán là hai chuyên ngành độc lập chuyên môn. Nhưng kiểm toán là nghiệp vụ phát sinh sau nghiệp vụ kế toán nên hai nghiệp vụ này cũng có những điểm tương đồng và giống nhau. Cụ thể:
– Cả hai đều thuộc lĩnh vực hoạt động kế toán tài chính.
– Đều làm việc trên những con số và dữ liệu từ nhiều đối tượng cung cấp, và sau đó tổng hợp lại thành một báo cáo tài chính để thuyết trình với người yêu cầu báo cáo.
Mục đích của khóa học kế toán và kiểm toán
Vậy đăng ký theo học ngành kế toán và kiểm toán có những điểm khác nhau cơ bản nào. Bộ phận tư vấn tuyển sinh của Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội sẽ giúp các bạn học sinh giải đáp thắc mắc này:
Chuyên ngành Kiểm toán đào tạo nghiệp vụ gì?
– Chuyên ngành kiểm toán cung cấp các kiến thức cơ bản về bản chất, chức năng, đối tượng của hoạt động kiểm toán
– Đào tạo sinh viên các phương pháp của kiểm toán, các loại kiểm toán.
– Hướng dẫn sinh viên các khái niệm và quy trình cơ bản sử dụng trong việc chuẩn bị, thực hiện và hoàn thành một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, tổ chức công tác kiểm toán và bộ máy kiểm toán trong các loại hình kiểm toán khác nhau.
Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường của hai chuyên ngành này đều rất cao. Vì vậy học sinh hoàn toàn có thể lựa chọn một trong hai chuyên ngành này. Vấn đề là bạn cần xác định là mình thích “làm xuôi” hay “làm ngược” và khả năng “nảy số” trong đầu sẽ phù hợp với việc “làm ngược” hay “làm xuôi” mà thôi.
Bộ phận tư vấn tuyển sinh chuyên ngành kế toán của Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội chúc các bạn học sinh có những sự lựa chọn thông minh trong kỳ tuyển sinh 2018.
Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào muốn chia sẻ có thể gọi điện cho bộ phận tư vấn của trường 0243.793.1340/ 0246.295.6783. Đội ngũ tư vấn của nhà trường rất vui khi nhận được những chia sẻ của các bạn học sinh và sẽ tư vấn cụ thể, sắc sảo nhất để các bạn học sinh có những sự lựa chọn tốt nhất cho mình. Góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự nghiệp sau này.