Sự kiện

22/03/2023

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI TÍCH CỰC CHUẨN BỊ CHO CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ NGOÀI CSGD

Nguyễn Minh Khôi

Trưởng phòng Đảm bảo chất lượng và Thanh tra nội bộ

Trường Đại học Tài chính-Ngân hàng Hà Nội

Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác đảm bảo chất lượng, 05 năm trở lại đây, Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội (FBU) đã đầu tư nhiều nguồn lực để triển khai công tác này; trước hết, Nhà trường tổ chức 02 đợt tập huấn cho 132 lượt CB, GV, NV; gửi 09 CB, GV đi tham gia 02 đợt tập huấn do Bộ GD&ĐT tổ chức; tuyển dụng 02 chuyên gia nguyên là 02 Trưởng phòng Khảo thí và ĐBCL của các cơ sở GD khác về làm lãnh đạo P.ĐBCL&TTNB của Nhà trường. Hội đồng trường và BGH đã ban hành nhiều văn bản quan trọng thuộc hoạt động ĐBCL, như: Kế hoạch Chiến lược 10 năm, 05 năm và Kế hoạch trung hạn 03 năm; Quy định về hoạt động ĐBCL, Mạng lưới ĐBCL, Hệ thống thông tin ĐBCL… Phòng Tổ chức – Nhân sự đã tham mưu cho Hiệu trưởng rà soát, điều chỉnh lại nhân sự một số bộ phận liên quan đến hoạt động ĐBCL như: Hội đồng ĐBCL, Hội đồng Tự đánh giá, Ban Thư ký giúp việc Hội đồng Tự đánh giá; thành lập 05 nhóm công tác làm nhiệm vụ sưu tầm, thu thập minh chứng; rà soát chỉnh sửa Báo cáo tự đánh giá, cập nhật số liệu. Nhà trường mời các chuyên gia đầu ngành về ĐBCL và KĐCL đến tư vấn và hướng dẫn quá tình tự đánh giá tại Trường.

Phiên họp thứ tư Hội đồng tự đánh giá Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội

Cùng với việc kiện toàn tổ chức – nhân sự, Hiệu trưởng ký ban hành các quy trình, quy định mới về rà soát điều chỉnh CTĐT, CĐR, KPIs, so chuẩn đối sánh, kết nối và PVCĐ…

Về cơ sở vật chất, Nhà trường đầu tư nâng cấp cơ sở 136 Phạm Văn Đồng; mua và đưa vào sử dụng từ năm học 2021 – 2022 cơ sở 31 Dịch Vọng Hậu khang trang sạch đẹp với công suất 24 phòng học, 15 văn phòng làm việc của các Viện/Khoa/Phòng/Trung tâm. Nhà trường đầu tư lớn xây dựng cơ sở tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội, diện tích 11 ha với đầy đủ các hạng mục công trình đáp ứng tiêu chuẩn của một nhà trường đạt chuẩn chất lượng quốc gia; mua nhiều phần mềm quản trị và quản lý điều hành hoạt động của Nhà trường, như phần mềm EDU-PMT cho quản lý đào tạo; phần mềm Misa Amis cho quản lý tài chính; phần mềm Koha cho quản lý thư viện…

Tháng 01 năm 2022, Nhà trường đã hoàn thành Báo cáo tự đánh giá và gửi Cục Kiểm định chất lượng/Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ đó đến nay, các cơ quan, đơn vị thuộc FBU liên tục rà soát cải tiến chất lượng, phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế để từng bước nâng cao chất lượng toàn diện của FBU. Với sự nỗ lực của toàn trường, cho đến cuối tháng 3 năm 2023, FBU hoàn thiện gần 80% minh chứng và chỉnh sửa, cập nhật số liệu cho bản Báo cáo tự đánh giá để phục vụ cho đánh giá ngoài dự kiến vào cuối Quý II/2023. Chất lượng Báo cáo tự đánh giá lần này của Nhà trường khá tốt; đúng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; bố cục hợp lý, trình bày ngắn gọn, xúc tích; phần mô tả khá đầy đủ, chi tiết, phản ánh được được toàn bộ hoạt động giáo dục – đào tạo của Trường; phần đánh giá ưu điểm không mâu thuẫn với khuyết điểm. Hệ thống minh chứng tương đối đầy đủ, mã hoá và sắp xếp một cách khoa học, thuận lợi cho việc tra cứu.

Bên cạnh đó, Nhà trường đã tích cực xây dựng và công bố chuẩn đầu ra; đổi mới công tác tổ chức thi, đo lư­ờng đánh giá các yếu tố đảm bảo chất lượng như­: Nội dung CTĐT; chất lư­ợng nhà giáo; chất lượng sinh viên… để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo một cách toàn diện.

Hiệu trưởng Nhà trường chủ trì phiên họp đột xuất ngày 22/3/2023 nhằm tháo gỡ khó khăn về việc thu thập, xử lý minh chứng

Nhà trường đã khảo sát, đánh giá các yếu tố quy định, ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo làm cơ sở đề xuất các biện pháp cải tiến như: Lấy ý kiến phản hồi của người học; xây dựng tiêu chí đánh giá giảng viên giỏi, cán bộ quản lý giỏi; điều tra bằng phiếu đối với sinh viên đã tốt nghiệp; khảo sát các đơn vị sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp… để rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, tổ chức đào tạo.

Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm định nhiệt tình với công việc và đã trưởng thành rất nhiều trong chuyên môn nghiệp vụ. Đây là lực lượng nòng cốt trong công tác tự đánh giá, đã tham mưu cho Lãnh đạo Nhà rường và Hội đồng tự đánh giá thực hiện tốt quy trình, nội dung tự đánh giá, góp phần đưa công tác kiểm định chất lượng đi vào nền nếp và đạt kết quả quan trọng.

Công tác kiểm định chất lượng giáo dục đã được triển khai đồng loạt góp phần thay đổi, từng bước chuẩn hóa quy trình trong hoạt động đào tạo, NCKH và kết nối PVCĐ của Nhà trường và các Viện/Phòng/Khoa/Trung tâm, bước đầu thu được kết quả khả quan.

Tóm lại, thông qua tự đánh giá và tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch hành động sau tự đánh giá, Nhà trường đã có nhiều chuyển biến tích cực về chất lượng; hệ thống văn bản pháp quy được rà soát, điều chỉnh, bổ sung làm công cụ nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý, điều hành mọi mặt của trường; công tác thanh tra, kiểm tra đào tạo được tăng cường, góp phần chuyển biến tích cực trong chấp hành quy chế giáo dục – đào tạo, giúp Nhà trường phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế để nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo và hoàn thành tốt kết quả đánh giá ngoài./.</p

NMK

Các tin liên quan