Hot News

15/03/2020

Ưu điểm và hạn chế của việc làm trái ngành

Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, có đến 70% sinh viên ra trường làm trái ngành. Không phải ai sau khi tốt nghiệp cũng đều tìm được cho mình một công việc đúng chuyên ngành. Có rất nhiều bạn chủ động làm trái ngành phù hợp hơn, nhưng cũng không ít trường hợp bất đắc dĩ phải tìm cho mình một công việc để kiếm sống.

Vậy câu hỏi cần trả lời là “Có nên làm trái ngành hay không?” Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé:

Làm trái ngành bạn mất gì?

Mất thêm thời gian để được đào tạo lại chuyên môn khác: Xung quanh vấn đề được – mất khi làm trái ngành, trái nghề, có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra. Kiến thức khi học Đại học là rất quan trọng, vì đó là chuyên môn mà chúng ta được đào tạo bài bản, có hệ thống, nhằm phục vụ cho công việc tương lai. Làm trái ngành, đồng nghĩa với việc chúng ta phải bắt đầu một công việc hoàn toàn mới, chúng ta phải chấp nhận làm lại từ đầu và đi chậm hơn so với những bạn cùng trang lứa.

Chọn ngành học không phù hợp ngay từ đầu: Nhiều trường hợp làm trái ngành xuất phát từ việc bạn học sai ngành ngay từ khi mới bước chân vào cổng trường đại học. Thời cấp 3 do thiếu kinh nghiệm thực tế, cũng như không được hướng nghiệp rõ ràng, bạn không chọn được ngành phù hợp. Nếu đã không hợp với ngành thì việc làm trái ngành là điều tất yếu.

Đánh mất lợi thế cạnh tranh khi ứng tuyển công việc: Về vấn đề tuyển dụng, các doanh nghiệp cần nguồn nhân lực có trình độ cao. Họ luôn tìm kiếm những người có năng lực chuyên môn phù hợp với công việc. Đương nhiên việc bạn làm trái ngành là không có chuyên môn của ngành mới, xem như bạn đã đánh mất lợi thế cạnh tranh của bạn so với các ứng viên khác. Bởi vậy mới nói không ai cứ muốn làm trái ngành cũng được.

hoc nganh quan tri kinh doanh co that nghiep khong 1

Làm trái ngành bạn được gì?

Tích lũy kinh nghiệm: Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để tìm một công việc không hề dễ. Vì vậy, nhiều bạn chọn làm trái ngành (hoặc buộc phải làm trái ngành), miễn là có lương để trang trải cho cuộc sống. Kiến thức đại học thường mang tính hàn lâm nên khi ra trường, bạn cần tích lũy rất nhiều kinh nghiệm làm việc trong những môi trường khác nhau. Đó cũng là cách để bạn nhanh chóng trưởng thành hơn. Nếu cứ chăm chăm tìm việc đúng ngành mà mãi không tìm được công việc ưng ý, thì bạn sẽ để thời gian trôi qua một cách lãng phí, tốn kém nhiều chi phí phát sinh khác.

Rèn luyện kỹ năng mềm: Kiến thức chuyên ngành bạn được học là rất quan trọng, nhưng đó không phải là tất cả. Có những kỹ năng mà chỉ khi bạn va vấp bạn mới có thể tích lũy được, ví dụ như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm,… Vì vậy, đừng nghĩ rằng làm trái ngành là lãng phí vô ích, vì đây cũng là quãng thời gian trải nghiệm, mang lại những lợi ích nhất định cho bạn sau này.

Khám phá năng lực bản thân: Một lợi ích to lớn của làm trái ngành mà chúng tôi muốn đề cập đến, đó là việc bạn khám phá được năng lực của bản thân. Tại Việt Nam, việc định hướng nghề nghiệp vẫn chưa được xây dựng một cách có hệ thống, vì vậy, học sinh sinh viên thường bị mông lung khi chọn ngành, chọn trường; thậm chí là đến khi tốt nghiệp đại học vẫn chưa biết sau này sẽ làm gì. Chỉ khi làm việc tại một vị trí cụ thể, bạn mới biết yêu cầu của công việc là gì và bạn cần làm gì để đáp ứng công việc đó. Làm trái ngành là một thử thách và cũng là cơ hội để bạn được trải nghiệm, được khai phá khả năng của bản thân. Biết đâu bạn sẽ chọn được ngành phù hợp khi thử trải nghiệm nhiều ngành nghề khác nhau như vậy?

tai chinh ngan hang hoc truong nao la tot nhat

Làm trái ngành nên hay không?

Đại học được ví như công đoạn xây dựng nền móng – chính là kiến thức chuyên ngành cùng kỹ năng cần thiết cho bạn khi ra đời. Còn việc phát triển từ nền móng ấy như thế nào, là cả quá trình học tập bền bỉ từ công việc, từ đồng nghiệp, từ xã hội. Nếu có nền móng vững chắc, thì ngôi nhà của bạn sẽ kiên cố, khang trang.

Bởi vậy dù làm trái ngành hay đúng ngành, chính bạn phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức. Chỉ có chuyên môn vững vàng mới là điều kiện để bạn gắn bó với công việc đã chọn. Suy cho cùng, làm nghề nào thì điều quan trọng nhất vẫn là cảm thấy vui vẻ, có đủ kinh phí để nuôi sống bản thân gia đình và có cơ hội phát triển trong tương lai.

Các tin liên quan