Trong giới ngành luật có rất nhiều ngành luật cho chúng ta theo đuổi bao gồm luật kinh tế, luật hôn nhân và gia đình,… Mỗi ngành luật lại được chia ra nhiều lĩnh vực nhỏ, ví dụ trong luật kinh tế có luật thương mại, luật quốc tế,… Mỗi nhóm ngành, mỗi lĩnh vực trong ngành luật đều có những đặc điểm riêng để phân biệt.
Luật tồn tại khắp mọi nơi, chính nhờ đến luật pháp mà chúng ta có thể giải quyết được mọi việc một cách dễ dàng hơn. Luật tồn tại trong các doanh nghiệp, cơ quan, các tổ chức và ngay cả trong đời sống chúng ta. Nhờ luật mà chúng ta có thể giải quyết được các xung đột, tranh chấp, mâu thuẫn,… Một việc khi được giải quyết dựa trên pháp luật thì dĩ nhiên là phải tuân thủ theo những gì mà luật đã ban hành.
Nếu chúng ta có đam mê và muốn theo đuổi một ngành luật nào đó thì chúng ta phải cố gắng, kiên trì không được bỏ cuôc, nản chí, bởi vì trong một ngành luật có rất nhiều vô vàn các điều luật khác nhau và những điều luật đó thừng xuyên thay đổi, vì vậy khi học ngành luật bạn nên tạo cho mình một tính cách tốt đó là tính chăm chỉ, cẩn thận và kiên nhẫn. Trong ngành luật có rất nhiều lĩnh vực nhỏ, bắt buộc bạn phải học hết tất cả những lĩnh vực đó, vì nó liên quan đến ngành mà mình đang theo học và xác định ngành đó trong tương lai. Khi giải quyết mọt vấn đề liên quan đến luật, không phải bạn phải áp dụng tất cả các điều khoản mà trong ngành luật liên quan có, mà bạn chỉ liệt kê, lấy các điều khoản, mục làm căn cứ liên quan đến vấn đề mà bạn đang giải quyết.
Luật kinh tế là một trong những ngành luật thường xuyên được sử dụng và cũng là ngành luật mà được dùng nhiều nhất trong tất cả các ngành luật. Nói đến luật kinh tế chính là nói đến các vấn đề liên quan đến việc kinh doanh, sản xuất,… Vậy chúng ta sẽ đi tìm hiểu luật kinh tế có những đặc điểm gì?
Liên quan đến luật kinh tế thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu các vấn đề như: khái niệm luật kinh tế?, luật kinh tế học để làm gì?, học luật kinh tế ở đâu và làm sao để đậu được vào ngành luật kinh tế?
Chúng ta muốn tìm hiểu bất cứ một điều gì thì trước tiên chúng ta phải tìm hiểu cái gốc của nó, vì đó là cốt lõi, là cơ sở, là nền tảng để tạo ra những cái khác có liên quan.
Khái niệm thế nào là luật kinh tế?
Luật kinh tế là một bộ phận liên quan đến luật thuộc lĩnh vực kinh tế, là các quy phạm, luật lệ mà pháp luật đã quy đinh nhằm muc đích giải quyết tất cả các mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp có liên quan đế kinh tế. Hay nói một cách ngắn gọn là luật kinh tế tồn tại để giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến pháp luật kinh tế.
Phạm vị tồn tại của luât kinh tế rất rộng và chúng tồn tại nhiều nhất trong các tổ chức, doanh nghiệp có các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nếu bạn theo học ngành luật kinh tế thì bạn sẽ được trang bị đầy đủ tất cả các kiến thức liên quan đến kinh tế và pháp luật kinh tế, bạn sẽ được tiếp cận với rất nhiều doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế cơ quan khác có liên quan đến vấn đề kinh tế, ngoài ra khi bạn lựa chọn hoc ngành luật kinh tế bạn còn học được rất nhiều kỹ năng liên quan đến công việc sau ngành và những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống và các kỹ năng đó bao gồm kỹ năng nói, kỹ năng viết, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy, suy luận, các kỹ năng đàm phán,… tất cả những kỹ năng đó được gọi chung là những kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm rất quan trọng, nó giúp cho chúng ta hoàn thành công việc được giao một cách nhanh hơn, tốt hơn.
Luật kinh tế học để làm những gì?
Nếu bạn đang thắc mắc liệu rằng học luật kinh tế ra thì sẽ làm những công việc gì thì bạn có thể tham khảo một trong các ngành nghề sau liên quan đến luật kinh tế:
Điều đầu tiên chúng ta nghĩ tới là học ngành luật ra là để làm luật sư, vậy thế nào là luật sư?
Luật sư: nếu sau khi ra trường bạn đáp ứng được tất cả các yếu tốt mà pháp luật công nhận là một luật sư thì bạn mới trở thành một luật sư chính thức. Tuy vậy khi mới ra trường các kiến thức của bạn về luật còn chưa rộng, vì vậy bạn nên học thêm một khóa đào tạo về luật sư. Một luật sư sẽ phải làm tất cả các công việc: Trợ giúp, hướng dẫn cho các doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp xảy ra các vấn đề liên quan đến tránh chấp, chiếm dụng, chiếm đoạt tài sản, mấu thuẫn, xung đột liên quan đến vấn đề pháp luật kinh tế, đồng thời luật sư phải có trách nhiệm bào chữa cho chủ thể của mình. Một luật sư bạn bản có khối óc thông minh, nhạy bén trong các trường hợp và có trách nhiệm nghĩa vụ thực hiện công việc của mình theo đúng pháp luật để tạo được tạo dựng được lòng tin của mình đối với mọi người. Đặc biệt khi thực hiện bạn nên lấy yếu tố pháp luật và đạo đức làm cơ sở để giải quyết công việc.
Theo thời gian một luật sư nên chuyên môn hóa các kiến thức thuộc lĩnh vực hoạt động của mình mà lĩnh vực chúng ta đang nhắc đến trong trường hợp này là kinh tế. Luật pháp luôn có nhiều thay đổi vì thế bạn phải thường xuyên cập nhật những thay đổi đó, bạn cũng nên đổi với về cách tư duy, nhìn nhận về quyền của con người,…
Giảng viên về luật kinh tế
Giảng viên luật kinh tế trong các trường đại học, cao đẳng. Đối với trường hợp này thì nếu bạn là một sinh viên giỏi về chuyên môn cũng như hiểu biết rộng trong nhiều lĩnh vực, tích cực tham gia các hoạt động và các kỹ năng mềm thì thường được giữ lại trường làm giảng viên sau khi bạn tốt nghiệp.
Chuyên viên tư vấn về pháp luật
Bạn là một sinh viên luật kinh tế, bạn biết được các điều luật thuộc lĩnh vực kinh tế vì vậy một chuyên viên về pháp luật kinh tế sẽ là một lựa chọn tốt cho bạn. Ngoài ra liên quan đến luật còn có các công việc như chuyên viên tư pháp, hành pháp,…
Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp luật (thuộc các công ty luật): đối với công việc này bạn sẽ hỗ trợ, hướng dẫn, giải quyết các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức liên quan đến các vấn đề xung đột, tranh chấp đến kinh tế.
Bạn có thể làm công việc về phân tích, đánh giá, giải quyết các công việc liên quan đến các vấn đề kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức hay một cá nhân nào đó.
Ngoài ra bạn còn có thể làm các công việc khác nếu bạn có trình độ chuyên môn và có kiến thức rộng trong nhiều lĩnh vực như thẩm phán toàn án, kiểm sát viên,…
Luật kinh tế học những gì?
Tất cả những người theo học ngành luật kinh tế được học tất cả các kiến thức liên quan đến pháp luật kinh tế trong thực tiễn và trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời bạn còn được học các kỹ năng mềm nhằm hỗ trợ việc thực hiện công việc. Bạn được học về khả năng tư duy, giải quyết các vấn đề trong một tình huống cụ thể trong thực tiễn cuộc sống.
Các môn học mà bạn phải học trong luật kinh tế đó là: luật thương mại; luật tranh chấp, kiện tụng; pháp luật về kinh doanh; luật sở hữu trí tuệ; pháp luật về kinh doanh, luật đầu tư; luật xây dựng; các thủ tục làm và chấm dứt hợp đồng; các vấn đề giải quyết tranh chấp, xung đột của các tổ chức hoặc của một các nhân;…
Cơ hội tìm kiếm việc làm trong ngành luật kinh tế
Đây có thể nói là một nghề có phạm vi tìm kiếm công việc rất lớn. Học luật kinh tế bạn có thể làm việc ở trong nước hoặc ở nước ngoài nếu bạn có kiến thức chuyên môn tốt. Hiện nay tất cả các doanh nghiệp luôn cần một người hiểu biết về các điều luật trong kinh doanh vì vậy bạn có thể làm việc trong các doanh nghiệp với vai trò là một người trợ lý pháp luật cho doanh nghiệp, bạn có thể làm việc tại các tòa án, các công ty luật, tại các cơ quan của hội luật gia việt nam, bạn cũng có thể làm việc trong lĩnh vực báo chí thuộc báo kinh tế.
Một thực tế cho rằng không phải chỉ những người học ngành luật ra mới có thể tiến đến công việc của ngành luật mà những người không học chuyên ngành luật họ cũng có thể làm được miễn sao họ có đam mê, luôn học hỏi và tích lũy các kinh nghiệm liên quan đến ngành luật, không ngừng tìm kiếm các nguồn tài liệu liên quan đến luật, đặc biệt tính kiên trì theo đuổi công việc liên quan đến ngành luật sẽ giúp họ tiến gần với thành công.
Học luật kinh tế ở đâu?
Luật kinh tế không giới hạn phạm vi học, chỉ cần bạn có đam mê.
Bạn có thể học ngành luật kinh tế tại trường đại học có chất lượng, ví dụ trường đại học tài chính – ngân hàng Hà Nội, đây là một ngôi trường có chất lượng đào tạo ngành luật rất tốt, sinh viên trường đại học thành đông được học các kiến thức pháp lý và các kỹ năng của nghề một cách nhanh chóng, trường hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước có uy tín nhằm giúp sinh viên được học hỏi kinh nghiệm, là nơi hỗ trợ sinh viên trong quá trình thực,… giúp sinh viên cọ xát được với nhiều tình huống xảy ra trong thực tiễn.
Ngoài trường đại học thành đông thì bạn cũng có thể học ngành luật kinh tế tại các trường như: đại học luật Hà Nội, đại học luật – đại học Huế, đại học kinh tế quốc dân, học viện ngoại giao,…
Để đậu vào được ngành luật của các trường top trên thì bạn phải có kiến thức tốt các môn văn hóa của khối thi mà mình đăng ký, bởi vì những trường top trên thường có điểm chuẩn đầu vào trên 20 điểm, còn lại các trường nằm top trung thì điểm chuẩn khoảng từ 15 điểm trở lên. Tuy vậy, chúng ta không thể khẳng định năng lực của một người thông qua trường mà họ đậu, bởi vì một công việc nếu thành công nó còn phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.