Chắc hẳn bạn đã ít nhiều nghe được câu nói: “bằng cấp không quan trọng”, từ các công ty, doanh nghiệp hay thậm chí là từ những bạn sinh viên đang học đại học. Giá trị của việc học đại học giảm, nhưng liệu đó có phải là lý do để bạn không học đại học?
Về một khía cạnh nào đó, “bằng cấp không quan trọng” là đúng. Tuy nhiên bản chất của việc học đại học không phải là một tấm bằng. Hãy cùng FBU nhìn nhận lại về việc học đại học ngay dưới đây.
Hơn nhau chỉ một tấm bằng đại học, cuộc sống đã bớt gập ghềnh
Ai cũng nói bằng cấp không quan trọng. Nhưng trong lòng vẫn luôn coi trọng nó!
Các nhà tuyển dụng luôn miệng nói chỉ cần tuyển dụng người tài, nhưng trong tin tuyển dụng lại luôn đặt yêu cầu về bằng cấp, tối thiểu phải có bằng nọ, bằng kia. Điều này cũng dễ hiểu thôi, mỗi cuộc phỏng vấn chỉ kéo dài vài phút, nhà tuyển dụng chỉ có thể đánh giá sơ bộ thông qua thái độ, cách trả lời câu hỏi, đương nhiên là cần phải xem bằng cấp có phù hợp với công việc hay không.
Vì thế, đối với người bình thường mà nói, có thêm một tấm bằng đại học là cuộc sống sẽ thay đổi nhiều, ít nhất là đỡ vất vả hơn trong khoản xin việc.
Tất nhiên, không phải là nếu không có bằng cấp, không có kiến thức chuyên môn thì không thể thành công, chỉ là bạn sẽ phải đánh đổi nhiều hơn về thời gian, tiền bạc và công sức để bù đắp cho khoảng cách giữa mình và người khác. Nên nhớ, họ cũng đã dành cả 4 năm để học đại học đấy.
Vì vậy, không ngừng học tập và rèn luyện là điều vô cùng quan trọng. Học không chắc chắn sẽ thành công, nhưng những người thành công không bao giờ ngừng học.
Không học, bệnh “nghèo” có thể bị di truyền
Câu chuyện của tỷ phú Bill Gates là một tấm gương đáng ngưỡng mộ mà nhiều người muốn học theo. Tuy nhiên, mọi người chỉ nghe nói đến việc ông bỏ học đại học Harvard và trở thành tỷ phú nhưng mọi người không hề biết ông học giỏi như thế nào mới vào được đại học Harvard, sau khi bỏ học ông đã nỗ lực học tập và làm việc như thế nào mới thành công như ngày nay.
Thế nhưng trên đời này có mấy ai được như Bill Gates?
Không chịu học, bạn không thể thay đổi vận mệnh của mình. Có thể bây giờ bạn làm những công việc phổ thông đơn giản, cuộc sống rất thoải mái, lương đủ ăn, đủ tiêu, thậm chí là còn dư giả. Nhưng vài năm nữa khi bạn lập gia đình, sinh con đẻ cái, bạn vẫn làm công việc như hiện tại, vẫn mức thu nhập ấy mới thì mới cảm thấy áp lực kiếm tiền ghê gớm như thế nào.
Bạn cũng chẳng còn cơ hội để học lên nữa, vì thu nhập giờ dành hết cho gia đình, và cũng chẳng đợi được thêm 4 năm để bạn hoàn thành xong chương trình cả.
Cứ thế, con cháu đời sau sinh ra đã định sẵn là kẻ thua cuộc ngay từ vạch xuất phát. Và lại phải tiếp tục trải qua cuộc đời như bạn thêm một lần nữa. Thế nên, nếu muốn gia đình, con cái mình không chịu khổ, hãy cố gắng học tập ngay khi có thể. Đừng để cái “nghèo” di truyền từ đời này qua đời sau.
Giá trị của việc học đại học không nằm ở bằng cấp
Tôi có một người bạn làm việc ở một công ty tuyển dụng. Cậu ấy chia sẻ: “Tuyển 10 người có bằng đại học thì có khoảng 6 – 7 người có thể làm được việc. Còn tuyển 10 người không có bằng đại học thì may ra chỉ có 1 người làm được việc“. Bạn thấy đấy, có bằng đại học bạn vẫn có khả năng bị trượt tuyển dụng, nhưng bạn vẫn có cơ hội trúng tuyển cao hơn so với người không có bằng. Và từ đó sinh ra một hệ quả: Sinh viên nghĩ rằng có bằng đại học là có tất cả.
Thực tế, giá trị của việc học đại học không nằm ở bằng cấp. Môi trường đại học dạy cho bạn kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc, còn bằng cấp chỉ là sự đánh giá kết quả của quá trình học tập mà thôi. Bởi vậy, học đại học không phải cứ chăm chỉ là đủ, mà bạn cần phải rèn luyện nhiều kỹ năng mềm khác.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng: “Bằng cấp không quan trọng, học lực không quyết định tất cả“. Thế nhưng khi muốn tìm các công việc văn phòng trí thức, bằng cấp lại là thứ không thể thiếu. Dù không có bằng Đại học thì bạn ít nhất cũng phải có bằng Cao đẳng, hay chứng chỉ ngoại ngữ, tin học,…
Với những ai coi nhẹ bằng cấp, coi nhẹ việc học, sẽ có ngày phải nếm trái đắng. Bạn chăm chỉ làm việc, bạn có năng lực làm việc tốt; nhưng người khác cũng như vậy, hơn nữa lại có học lực cao; thử hỏi người ta có dễ dàng vượt qua bạn hay không?
Giải pháp cho người đã đi làm muốn học đại học
Đại học là mục tiêu của nhiều người sau khi tốt nghiệp THPT. Thế nhưng mỗi người lại có một hoàn cảnh riêng, người thì không đủ điều kiện tài chính để tiếp tục học lên, người thì chọn sai ngành nên muốn thi lại, có người thì bỏ giữa chừng để đi kiếm tiền,… Đến khi nhìn lại thì không còn cơ hội để lên giảng đường, phần vì công việc hiện tại rất bận rộn, phần vì ngại không muốn học cùng các em sinh viên trẻ.