Tin tức

13/09/2023

Học Luật Kinh tế ra làm gì?

Học Luật Kinh tế ra làm gì? Rất nhiều bạn học sinh quan tâm đến ngành học này đều có chung một câu hỏi. FBU qua bài viết này muốn giúp các bạn hiểu sâu hơn về cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành này. Chương trình học của ngành Luật Kinh tế tại FBU giúp sinh viên tham gia nghiên cứu chuyên sâu về luật kinh tế, bao gồm cả luật kinh tế công và luật kinh tế tư nhân. Sau khi đăng ký học Luật Kinh tế tại FBU, chắc chắn các bạn sẽ hoàn toàn yên tâm và không còn phân vân học Luật Kinh tế ra làm gì nữa nhé.

Học Luật Kinh tế ra làm gì?

Chương trình đào tạo chính quy ngành Luật Kinh tế của FBU mang đến cho các bạn sinh viên nhiều kiến thức, kỹ năng và bằng cấp có giá trị. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực như tư vấn pháp lý, tư vấn thuế hoặc kiểm toán … 

Tổng quan các lĩnh vực việc làm mà sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế có thể có thể tham gia tuyển dụng như:

  • Quản lý và quản trị doanh nghiệp

Công việc này là thực hiện các mục tiêu và điều phối các hoạt động của một doanh nghiệp hay công ty. Việc phát triển mục tiêu và hệ thống doanh nghiệp cũng là một trong những nhiệm vụ của công việc này.

+ Trình quản lý đơn hàng :

Chăm sóc đơn hàng của khách hàng từ khi nhận đến khi hoàn thành

+ Trưởng phòng : 

Quản lý hoạt động kinh doanh hoặc các lĩnh vực chức năng của công ty

+ Giám đốc phát triển kinh doanh : 

Chịu trách nhiệm phát triển và thực hiện các ý tưởng kinh doanh mới, đánh giá các cơ hội tiếp thị, tìm kiếm đối tác chiến lược và phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới

+ Người quản lý pháp lý : 

Phát triển các khái niệm và biện pháp để đảm bảo hành vi đúng đắn về mặt pháp lý và đạo đức của các tổ chức và nhân viên trong tổ chức đó.

+ Người làm hợp đồng : 

Tham gia soạn thảo, sửa đổi, xử lý hợp đồng và tư vấn cho khách hàng về các loại hợp đồng.

+ Giám đốc điều hành :

Điều hành hoạt động kinh doanh của công ty theo sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị.

+ Trưởng nhóm: 

Đảm nhận vai trò lãnh đạo của nhân viên, nhóm và phòng ban.

+ Người sáng lập ý tưởng và đổi mới: 

Phát triển các quy trình và sản phẩm để hoạt động hiệu quả hơn, lập kế hoạch và tổ chức đổi mới hoặc tái cơ cấu.

+ Quản lý văn phòng : 

Lập kế hoạch, điều phối và giám sát dịch vụ văn phòng trong các công ty hoặc cơ quan.

+ Quản lý dự án: 

Giám sát các dự án từ khi hình thành đến khi thực hiện 

+ Luật sư kinh tế: 

Tham gia vào tư vấn, đưa ra giải pháp về mặt pháp lý cho việc quản lý kinh doanh và đảm bảo hoạt động kinh doanh suôn sẻ về mặt pháp lý

  • Tư vấn trong các lĩnh vực

Trong lĩnh vực này, bạn chủ yếu sẽ tham gia các công việc như tư vấn, giám sát và hỗ trợ mọi người trong tình huống khẩn cấp hoặc gặp khúc mắc. Ngoài ra, người làm trong các lĩnh vực này còn thực hiện công tác giáo dục.

+ Trợ lý Tòa án: 

làm việc cho các dịch vụ xã hội của ngành tư pháp; kiểm tra lý lịch kinh tế/xã hội của người bị kết án trong quá trình điều tra và thi hành án 

+ Cán bộ tuyên truyền: 

Tham gia vào công việc có tính chất tuyên truyền về mọi mặt của xã hội như tuyên truyền bình đẳng giới, tuyên truyền vận động kế hoạch hóa gia đình…

+ Bảo hiểm xã hội: 

Giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến luật xã hội, thực hiện công việc về bảo hiểm xã hội và hưu trí, phúc lợi, quỹ bảo hiểm y tế theo luật định

+ Hòa giải viên : 

Hỗ trợ các bên tranh chấp, ví dụ như trong các công ty luật hoặc với các nhà tư vấn kinh doanh

  • Hành chính công

Trong lĩnh vực này, bạn sẽ đảm nhận các công việc hành chính, tổ chức trong các cơ quan, đơn vị hành chính. .

+ Luật sư hành chính công :

Giải quyết các vấn đề pháp lý, điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ thể và cơ quan công quyền, ví dụ trong ngành ngoại giao, tổ chức quốc tế, viện nghiên cứu, đại học hoặc cơ quan hành chính công

+ Nhân viên hoặc người quản lý bộ phận pháp lý: 

Chịu trách nhiệm đối với bộ phận pháp lý của các cơ quan, hiệp hội, tổ chức và các nhóm lợi ích

+ Nhân viên hành chính: 

Đảm nhận các nhiệm vụ lập kế hoạch, tổ chức hành chính của cơ quan hành chính công

  • Tài chính ngân hàng 

+ Cố vấn đầu tư : 

Hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đầu tư vào các tổ chức tín dụng, công ty đầu tư hoặc công ty quỹ tín dụng

+ Môi giới tài chính : 

Sắp xếp các dịch vụ tài chính, tư vấn cho các cá nhân hoặc khách hàng doanh nghiệp về đầu tư, cho vay hoặc giao dịch bảo hiểm

+ Cán bộ ngân hàng : 

Quản lý các giao dịch ngân hàng, quỹ tín dụng của ngân hàng được thực hiện bởi một số tổ chức tín dụng, chẳng hạn như phát hành chứng khoán, cho vay hoặc cung cấp bảo lãnh

+ Người phân tích rủi ro: 

Chuẩn bị các công việc và mô hình bảo hiểm bằng các phương pháp quản lý rủi ro

+ Cố vấn bảo hiểm : 

Tư vấn và hỗ trợ những người tự kinh doanh, khách hàng doanh nghiệp và tư nhân liên quan đến bảo hiểm tổn thất cá nhân, tài sản và tài chính.

Hy vọng những nghề nghiệp mà FBU nêu ra trong bài viết này phần nào giúp bạn giải đáp được thắc mắc học ngành Luật Kinh tế ra làm gì. Dù bạn có lựa chọn ngành nghề nào thì với bằng cấp của FBU bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Ngay bây giờ, hãy trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong qúa trình học tập ở FBU để đảm bảo hành tranh tốt nhất khi ra trường nhé. 

Thông tin liên hệ

Cơ sở đào tạo:

  • Số 136 Phạm Văn Đồng, P. Xuân Đỉnh, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
  • Số 31 Dịch Vọng Hậu, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Số điện thoại : 024 3793 1340 – 024 3793 1341

Email: fbu.tuyensinh@gmail.com

Các tin liên quan