Tin tức

09/07/2022

Học đại học hay học nghề – Hướng đi nào tốt cho tương lai

Ai cũng từng đứng trước sự lựa chọn khó khăn, nhất là nhiều bạn trẻ cũng băn khoăn về việc “Em nên học đại học hay học nghề?” Vậy học đại học và học nghề có những ưu điểm cùng với những hạn chế gì?

Cuối cùng nên chọn học đại học hay học nghề sẽ tốt hơn?

Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có những câu trả lời thật chính xác nhé!

Học đại học có ưu điểm / hạn chế gì?

Hiện nay, rất nhiều phụ huynh mong muốn con mình được học đại học và tìm được một ngành nghề danh giá. Từ đó, phụ huynh vô tình tạo một áp lực cho con mình, họ áp đặt con em mình theo một khuôn mẫu.

Điều này khiến cho học sinh không thể tự do theo đuổi đam mê của mình, khiến cho việc học đại học không hiệu quả.

Nhưng cũng bởi vì những ưu điểm của việc học đại học có sức hấp dẫn rất lớn.

Ưu điểm khi học đại học

Dĩ nhiên, học đại học có rất nhiều ưu điểm, và ở đây mình chỉ liệt kê ra một số điểm nổi bật nhất.

Thời gian học đại học dao động từ 4 – 6 năm. Vì thế, sinh viên sẽ tiếp nhận được một lượng kiến thức rất lớn từ giảng đường đại học.

Ngoài các môn học phát triển nhận thức chung, sinh viên còn được đào tạo chuyên sâu về ngành học của mình.

Sinh viên ra trường có thể xin vô được nhiều tập đoàn, cơ quan lớn, và được đánh giá cao hơn, dễ dàng thăng chức và có nhiều cơ hội, nhờ vào tấm bằng đại học.

Học đại học giúp cho sinh viên có thể mở rộng được nhiều mối quan hệ khác nhau. Ngoài kết bạn, thì sinh viên còn học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm từ nhiều anh chị đi trước cùng các thầy cô giảng viên.

Theo một số thống kê thì đa số những sinh viên theo học các trường đại học thường có mức lương cao hơn và có nhiều cơ hội việc làm hơn so với những ai theo học cao đẳng và nghề.

Hạn chế khi học đại học

Có ưu điểm, chắc chắn có hạn chế, bơi vì điều gì cũng tồn tại 2 mặt đối nghịch nhau. Học đại học cũng có hạn chế:

Về thời gian đào tạo, khi sinh viên học đại học thì sẽ có khoảng thời gian đào tạo khá dài. Thì đây cũng vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm khi cho sinh viên. Vì thời gian khi học đại học quá dài và gò bó nên sinh viên không có nhiều thời gian để đi làm thêm học hỏi kinh nghiệm cũng như rèn luyện các kỹ năng mềm khác.

Vì thế, hầu hết sinh viên các trường đại học, đặc biệt là sinh viên y dược thường khá bị động về thời gian, không tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế. Thêm vào đó là thiếu nhiều kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm, kỹ năng quan sát,…

Về chương trình đào tạo. Vì mang tính chất đào tạo chuyên sâu nên thời gian học của sinh viên khi học đại học dài hơn nhiều so với học nghề. Nhưng thông thường, trong 1-2 năm đầu học đại học thì sinh viên chỉ được học các môn đại cương (phần lớn liên quan đến đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước).

Những kiến thức này đôi khi không cần thiết và quá nhiều làm cho sinh viên trở nên chán nản. Và đây chính là một hạn chế vô cùng lớn của việc học đại học của đa số các trường đại học trên toàn quốc hiện nay.

Hầu hết các môn học ở đại học chưa có tính thực hành cao, đa số các tiết học chỉ giảng lý thuyết trên lớp, làm cho sinh viên dễ nhàm chán, không có tính ứng dụng cao.

Về chi phí đào tạo ở đại học thì không hề nhỏ. Tiền học phí của những trường đại học thường cao gấp 2-3 lần các trường nghề. Thêm vào đó là các chi phí phát sinh ăn ở đi lại sẽ là một khoảng chi phí đáng suy nghĩ nếu bạn muốn học đại học.

Hiện nay, nhiều tình trạng sinh viên học đại học xong làm trái ngành hoặc không thể tìm được việc. Có những người có đến 2 tấm bằng cử nhân cũng không thể xin được việc.

Học nghề có ưu điểm / hạn chế gì?

Học đại học không phải là con đường thành công duy nhất. Nhiều bạn trẻ hiện nay lựa chọn học nghề để nhanh chóng theo đuổi những gì mình thực sự thích, rút ngắn thời gian học và có một tay nghề tốt hơn cho tương lai.

Ưu điểm khi học nghề

Thời gian đào tạo khi học nghề rất ngắn, có khi chỉ bằng phân nửa thời gian học đại học. Học nhanh đi làm sớm và có kinh nghiệm nhiều hơn.

Chi phí đào tạo không quá cao như ở đại học.

Có nhiều cơ hội việc làm hơn với một nghề vững trong tay.

Nhiều trung tâm dạy nghề hiện nay đã phát triển và liên kết với nhiều đơn vị doanh nghiệp để mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Học nghề có tính thực tế khá cao, sinh viên được thực hành nhiều. Giúp các bạn trẻ hứng thú và tiếp thu nhanh chóng hơn, có nhiều kỹ năng hơn.

Hạn chế khi học nghề

Rất nhiều nghề là nghề lao động chân tay nên nếu không thể chọn học những nghề trí thức cao, kỹ năng, nghệ thuật thì sẽ vất vả hơn.

Những người học nghề thường bị đánh giá là “Khả năng tư duy không tốt như các bạn học đại học”. Điều này phần lớn là đúng (nhưng không phải tuyệt đối. Bởi vì có rất nhiều người thông minh sẽ chọn làm điều họ thấy tốt nhất cho dù đó có là học nghề)

Cơ hội thăng tiến khi học nghề sẽ bị hạn chế do hầu hết các công việc ngày nay ở Việt Nam đều đỏi hỏi bằng cấp (Đặc biệt là nếu bạn muốn làm công chức nhà nước)

Như đã nói không có gì là tuyệt đối cả.

Học gì cũng là học.

Học đại học sau cũng đi làm một nghề nào đó.

Học nghề sau đó cũng là làm nghề.

Có nhiều nghề thậm chí không thể học đại học mà có thể làm được.

Và cũng có những nghề như nghề lập trình web, nghề kinh doanh (sale) không cần học đại học vẫn có thể học được và cũng được trả mức lương cao, thậm chí rất cao nếu tay nghề, kỹ năng tốt.

Cả 2 hướng đều có cơ hội tìm kiếm thu nhập tốt, lương cao. Quan trọng là việc học tập và rèn luyện của bạn đến đâu mà thôi.
Qua bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ hơn ưu điểm và nhược điểm của việc học đại học và học nghề.

Và để đưa ra một lời khuyên thì mình vẫn khuyên bạn nên nỗ lực, thử sức với phương án học đại học (Một đại học nào đó tốt) sẽ là một lựa chọn có tỷ lệ thành công cao hơn.

Nhưng cho dù học đại học hay học nghề thì bạn cũng phải có sự quyết tâm và xác định được đam mê của mình thì mới có thể thành công.

Các tin liên quan